
Thương hiệu Coca Cola tưởng chừng như là “bậc thầy” trong ngành marketing cũng từng mắc những tranh cãi gay gắt trong quá trình làm truyền thông. Một trong những sự kiện gây ý kiến trái chiều gần đây nhất chính là chiến dịch với slogan “Mở lon Việt Nam” của Coca Cola. Hãy nhìn lại câu chuyện này và rút ra bài học “chơi chữ” cho dân copywriter nhé!
Đầu tiên, vào dịp AFF Cup 2018, Coca Cola Việt Nam tung bộ sưu tập lon nước ngọt phiên bản đội tuyển quốc gia Việt Nam. Trong quảng cáo, nhãn hàng tiếp tục đưa hình ảnh những "chàng trai vàng" lồng ghép trong thông điệp "Mở lon Việt Nam". Ngay thời điểm đó, chiến dịch quảng cáo này đã nhận không ít chỉ trích của cộng đồng về việc sử dụng cụm từ "Mở lon Việt Nam”.
Ngày 28/6, Cục Văn hóa Cơ sở thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gửi công văn đến các địa phương về việc chấn chỉnh nội dung quảng cáo của Coca Cola Việt Nam. Công văn nêu rõ việc sử dụng cụm từ “Mở lon Việt Nam” trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Quảng cáo này cũng không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo, vi phạm các quy định tại Khoản 3, Điều 8 và Khoản 1, Điều 19 Luật Quảng cáo.
Lý giải rõ hơn, bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) - khẳng định: “Việc gắn chữ 'lon' mà không có danh từ, trạng từ ở phía sau như ở Việt Nam', 'tại Việt Nam'… là phản cảm và thiếu thẩm mỹ vì tên gọi Việt Nam không thể tùy tiện sử dụng với mục đích quảng cáo, gắn với các slogan một cách thiếu trang trọng như vậy”.
Trên mạng xã hội, cụm từ cũng gây nên làn sóng tranh cãi rất dữ dội. Người thì phản đối, nói không chấp nhận được, như vậy là thiếu tôn trọng. Người thì cho rằng vấn đề nằm ở sự suy diễn của người đọc và ủng hộ việc sáng tạo trong quảng cáo của các nhãn hàng.
Sau đó, đại diện Coca-Cola Việt Nam cho biết đã sửa cụm từ "Mở lon Việt Nam" thành “Cơ hội trúng vàng mỗi ngày” cho các chương trình khuyến mãi sản phẩm của hãng trên truyền hình và các phương tiện quảng cáo khác.
Đại diện hãng cũng lý giải thông điệp ban đầu được thiết kế nhằm hướng dẫn cách thức xem mã khuyến mãi dưới nắp sản phẩm Coca-Cola và đã không xét đến các yếu tố ngữ văn khác trong cụm từ.
“Ngôn ngữ Việt Nam rất đa dạng và nếu có sự nhạy cảm trong cách dùng từ, chúng tôi sẵn sàng sửa đổi”, đại diện Coca-Cola Việt Nam chia sẻ. Hãng này thông tin sẽ có công văn chính thức gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để giải thích rõ hơn về vụ việc.
3. Phân tích ngữ nghĩa trong cụm từ “Mở lon Việt Nam”
Một câu hỏi đặt ra mà nhiều người khá thắc mắc rằng “Vậy không để là lon thì để là gì?”. Khi đọc công văn trên, đại đa số cũng mới nhận ra tính chất sai phạm của từ “lon”, những câu chuyện dở khóc dở cười từ đây cũng bắt đầu xuất hiện.
Hãy cùng phân tích “ngữ pháp Tiếng Việt” trong cụm từ này nhé!
Trước hết, chúng ta đều biết rằng Tiếng Việt có một đặc trưng là những thanh dấu xuất hiện ở hầu hết các từ, đây chính là điểm đặc sắc mà chỉ ngôn ngữ này có được.
Nếu để so sánh với các ngôn ngữ khác trên thế giới, thì Tiếng Việt có nhiều âm sắc nhất khi có tới 5 thanh điệu khác nhau (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng). Chỉ cần một dấu thôi cũng khiến một từ này trở thành một từ khác với ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Đây được lý giải cho tại sao lại có câu “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Với slogan trong chiến dịch của Coca Cola, nếu đặt không dấu thì nó sẽ là “Mo Lon Viet Nam”, thế nhưng ở đây, đội ngũ Marketing của hãng lại hoàn toàn có dấu từng chữ một: “Mở lon Việt Nam”! Thế tức là “lon” và “lon” thôi chứ còn là gì nữa?
Nếu như từ “lon” sợ hiểu nhầm là một từ dung tục khác, thì chắc hẳn những người phạt cũng có trí tưởng tượng cực kỳ sâu sắc. Việc phạt này được đánh giá khá khó hiểu, khi mà cả cụm từ được viết rõ ràng, thêm vào đó nếu không dùng từ miêu tả là “lon” thì còn từ nào chính xác hơn nữa chăng?
Từ rất lâu, từ “lon” đã trở thành một từ ngữ dùng để ám chỉ những đồ uống đóng trong những chất liệu bằng sành, kim loại. Dùng từ “lon” ở đây không sai, nhưng có lẽ là không phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Chỉ vì một từ “lon” mà mọi người bàn tán, tranh luận rồi suy diễn. Đúng là từ “lon” không hề xấu, nó có nghĩa, nhưng ý nghĩa của “lon” sẽ đúng và đủ khi đứng bên cạnh các từ như lon bia, lon nước,… chứ không phải đứng đằng trước tên của một đất nước.
Slogan “Mở lon Việt Nam”, quả thực ai đọc và nhìn hình ảnh đều biết là mở nắp lon coca nhưng đặt như vậy là nhạy cảm. Bởi lẽ, từ ngữ Việt Nam vốn rất phong phú, một từ nằm ở văn cảnh khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau.
Thêm nữa, ý nghĩa của từ ngữ lại bị biến thể phụ thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Mọi người cần hiểu rằng, Việt Nam là một từ thiêng liêng, cao cả. Vậy nên khi dùng từ “Việt Nam”, người dùng phải hiểu được sự quan trọng, trang trọng mà dùng từ ngữ ghép thêm cho đúng để tránh gây ra nhiều luồng tranh cãi.
“Mở lon Việt Nam” là vô tình hay cố ý có lẽ chỉ đội ngũ marketing của Coca Cola mới biết. Mặc dù sự kiện này cũng đem lại cho chiến dịch của Coca Cola một số thành tích về độ phủ sóng, nhưng việc sử dụng “chiêu trò” này có nên hay không còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Sự việc “Mở lon Việt Nam” lần này cũng không quá đỗi nghiêm trọng nhưng đây là một bài học không chỉ cho cộng đồng marketing mà còn là bài học cho dân copywriter về cách dùng từ ngữ Việt Nam sao cho đúng chuẩn. Tránh những trường hợp dùng từ mà khiến người đọc tưởng tượng, suy diễn theo hướng tiêu cực, lệch lạc về chữ nghĩa.
Hy vọng bạn thích chuyên mục phân tích các case study của Vinalink. Để được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Marketing, bạn đừng quên liên hệ với chúng tôi nhé!
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline: 024.3972.6746 - 024.3972.6747
Email: account@vinalink.vn
Vinalink Media
Trong lĩnh vực thiết kế website cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước